Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Triển lãm chuyên ngành Quang điện tử từ ngày 31/10 đến 02/11/2024 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh. Sự kiện này thu hút gần 100 gian hàng trong và ngoài nước, trưng bày các sản phẩm như ống kính ToF, ống kính Fisheye, kính hiển vi, thiết bị laser và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Triển lãm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam kết nối và hợp tác với các đối tác quốc tế.
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, hướng tới mục tiêu phổ cập internet băng thông rộng vào năm 2025. Sự phát triển của các công nghệ mới như truyền hình số và truyền hình internet cũng thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm quang điện tử tiên tiến. Ngoài ra, với lợi thế về nhân công, chi phí sản xuất thấp và chính sách hỗ trợ từ chính phủ, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
250+
Doanh nghiệp
400+
Gian hàng
8000+
Khách tham quan
50+
Đối tác nước ngoài
HÌNH ẢNH NỔI BẬT

TỔNG QUAN NGÀNH QUANG ĐIỆN TỬ



Quang điện tử (Optoelectronics) là ngành nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị kết hợp giữa quang học và điện tử, như laser, LED, cảm biến quang học, màn hình hiển thị và công nghệ cáp quang. Tại Việt Nam, ngành này đang phát triển với tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong viễn thông, y tế, quốc phòng và công nghiệp các công nghệ chính bao gồm:
Bán dẫn quang học (LED, laser diode, cảm biến quang học), Màn hình hiển thị (OLED, LCD, MicroLED), Hệ thống truyền thông quang (cáp quang, laser), Thiết bị đo lường và cảm biến quang điện tử, Quang điện tử bao gồm các công nghệ liên quan đến laser, sợi quang, cảm biến quang học, màn hình LED/OLED, pin mặt trời, cảm biến hình ảnh, v.v.
Tại Việt Nam, ngành này đang phát triển theo hai hướng chính:
Nghiên cứu và đào tạo: Các viện nghiên cứu và trường đại học đang đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ quang điện tử. Ứng dụng và sản xuất: Một số doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu sản xuất và ứng dụng các sản phẩm quang điện tử trong viễn thông, công nghiệp và năng lượng tái tạo.
Ứng dụng của quang điện tử tại Việt Nam:
Viễn thông & Công nghệ thông tin: Công nghệ cáp quang được sử dụng rộng rãi trong viễn thông, giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu. Các doanh nghiệp như VNPT, Viettel, FPT đang triển khai mạng quang tốc độ cao.
Y tế & Sinh học: Công nghệ laser trong phẫu thuật, điều trị da liễu, chỉnh hình mắt, Ứng dụng cảm biến quang học trong chẩn đoán y tế.
Công nghiệp & Sản xuất: Máy khắc laser, cắt laser trong ngành cơ khí chính xác, Cảm biến quang học trong sản xuất linh kiện điện tử và tự động hóa.
Quốc phòng & An ninh: Hệ thống laser định vị, dẫn đường vũ khí, Thiết bị nhìn đêm, cảm biến quang học phục vụ giám sát an ninh.
Năng lượng tái tạo: Pin năng lượng mặt trời (quang điện), ứng dụng trong phát điện, Đầu tư vào năng lượng mặt trời đang tăng mạnh tại Việt Nam.
CƠ QUAN BẢO TRỢ
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Bộ Công Thương Việt Nam
- Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
- Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố Hà Nội (HSIA)
- Hiệp Hội Phát triển Công nghiệp Quang học Hàn Quốc ( KAPID)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
- Ban Ứng dụng triển khai Công nghệ / Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Công ty cổ phần Tổ chức Sự kiện và Hội chợ Toàn Cầu
-
Trung Tâm Khuyến Công & TV PTHà Nội (IDC Hà Nội)
-
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
-
Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh (CSID)
-
Công ty TNHH Sự kiện Triển lãm và Xúc tiến thương mại CAMEL
-
Công ty Triển lãm và XTTM Việt – Trung ( China)
-
Phòng Thương mại và Công nghiệp Toàn cầu – (India)
-
Công ty TNHH J.WORLD LIGHTING
TRIỂN LÃM ĐỒNG HÀNH

ĐỐI TÁC TRUYỀN THÔNG



